Vì sao bạn không có đồng nghiệp thân thiết tại nơi làm việc?



Ai trong chúng ta cũng cần có một số hình thức tương tác xã hội, hiểu đơn giản hơn là kết nối với mọi người và hầu hết các kết cấu xã hội đều được tạo ra thông qua công việc. Chúng ta gặp đồng nghiệp mỗi ngày, cùng nhau giải quyết những vấn đề chung, cùng nhau trò chuyện,… Tuy nhiên, một số người lại không thể kết bạn tại nơi làm việc. 



Bạn cần có một khoảng thời gian dài để kết thân với đồng nghiệp khi tìm việc làm mới

Không có đồng nghiệp thân thiết nghĩa là bạn sẽ cảm thấy cô đơn vì không được chia sẻ và giúp đỡ. Khi tình trạng này kéo dài, bạn có thể sẽ muốn nghỉ việc vì cảm thấy quá trống trải, áp lực. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục để bạn có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ở nơi làm việc.

1. Bạn là nhân viên mới

Khi là nhân viên mới, bạn sẽ cần thời gian để thích nghi với công việc và đồng nghiệp. Mọi người chưa hiểu về bạn nên rất khó để giao tiếp thoải mái với nhau. Nếu vì nguyên nhân này, bạn chỉ cần cư xử thân thiện, hòa đồng và kiên nhẫn chờ đợi thời gian trôi qua.

2. Bạn và đồng nghiệp có hiểu lầm

Xảy ra hiểu lầm với đồng nghiệp là một trong những việc tệ nhất ở chốn công sở. Khi bị hiểu lầm, bạn có thể sẽ bị cô lập và rất khó để giải thích những gì đã thực sự xảy ra. Trong tình huống này, bạn hãy bình tĩnh nói rõ vấn đề, hoặc nếu bạn là người sai thì hãy xin lỗi, sửa đổi và không tái phạm. Rõ ràng, để trưởng thành, ai cũng cần sự can đảm trong cả việc nhận lỗi và tha thứ cho những lỗi lầm của người khác.

3. Các thành viên trong nhóm có tương tác mạnh với nhau

Khi tìm việc và bước chân vào một môi trường mới, có thể bạn sẽ cảm thấy bản thân như một người ngoài cuộc. Rất khó để tham gia vào những cuộc trò chuyện của đồng nghiệp, không biết phải bắt đầu như thế nào để xây dựng mối quan hệ thân thiết,… Nhiều khả năng, đồng nghiệp của bạn đã làm việc với nhau trong một khoảng thời gian dài và có tương tác rất mạnh mẽ. Họ thậm chí còn không nhận ra rằng sự thân thiết giữa các thành viên cũng đồng thời cô lập những người khác.



Tích cực tham gia trò chuyện sẽ giúp bạn nhanh chóng kết thân với đồng nghiệp

Lúc này, bạn cần phải thân thiện và dành nhiều nỗ lực hơn để tìm hiểu về từng người ở cấp độ cá nhân. Chẳng hạn như tại một số sự kiện lớn như tiệc cuối năm, hãy cố gắng nói chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp. Theo thời gian, bạn có thể sẽ được chấp nhận, được tin tưởng và hỗ trợ tốt hơn.

4. Bạn không phải là người phù hợp với văn hóa công ty

Văn hóa công ty không thực sự mang tính cá nhân. Tất cả chúng ta đều có giá trị riêng, phong cách riêng nhưng được gói vào một phong cách tổng thể, giống như mặc vào cùng một bộ đồ. Nếu cảm thấy không phù hợp với văn hóa, chúng ta cũng sẽ rất khó thân thiết với những người làm việc cùng.
Trong tình huống này, bạn chỉ cần thừa nhận và tiếp tục công việc của mình. Hãy cố gắng thích nghi với sự khác biệt, dần dần bạn sẽ có mối quan hệ tốt hơn với công việc, từ đó phát triển sự nghiệp của chính mình.

5. Bạn là một người hướng nội

Đối với người hướng nội, có thể rất khó khăn khi phải mở lời trước với những người không quen biết. Khi một người hướng nội “bị” bao quanh bởi “người lạ”, họ có thể càng thu mình lại, khiến các đồng nghiệp không thể tiếp cận được.

Như vậy, nếu bạn là người hướng nội thì có nghĩa là ở một mức độ nhất định, bạn đã tự đẩy mình vào sự cô đơn tại nơi làm việc. Để cải thiện tình trạng này, hãy cố gắng trò chuyện với một vài người mà bạn cảm thấy thoải mái nhất và làm quen với họ. Rất có thể nhờ họ mà bạn sẽ có can đảm kết nối với những người khác và thêm thích thú với công việc mà mình đã nộp hồ sơ xin việc.

Mối quan hệ với các đồng nghiệp có thể là chất xúc tác hoặc phá vỡ một công việc. Họ là nhân tố giúp đỡ bạn đạt được những thành tựu vượt trội trong sự nghiệp hoặc chia sẻ những vấn đề của cuộc sống. Khi không có những liên kết với đồng nghiệp, bạn sẽ cảm thấy rất cô đơn. Thế nhưng vẫn có những điều mà bạn có thể làm để cải thiện tình hình, chỉ cần kiên nhẫn, nở nụ cười thân thiện và đối đãi chân thành với những người xung quanh là đủ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét